Rữa Và Vàng Lá Trên Trân Châu Ngọc Trai: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Khắc Phục
  1. Home
  2. Cây Thủy Sinh
  3. Rữa Và Vàng Lá Trên Trân Châu Ngọc Trai: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Khắc Phục
Rium Center 5 tháng trước

Rữa Và Vàng Lá Trên Trân Châu Ngọc Trai: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Khắc Phục

Trân châu ngọc trai là loại cây trải nền được trồng phổ biên nhất hiện nay. Trong các loại trân châu thì trân châu ngọc trai là loại dễ nhất, sống khỏe nhất và lan nhanh nhất. Cây thậm chí có thể sống trong điều kiện CO2 thấp nếu bạn đảm bảo cung cấp được ánh sáng và dinh dưỡng.

Tuy nhiên, dù dễ nhưng vẫn có nhiều vấn đề có thể xảy ra khi bạn trồng trân châu ngọc trai, đó là cây bị chậm lớn, vàng lá hoặc thậm chí là rữa lá.

Trong bài viết này mình sẽ liệt kê các nguyên nhân có thể khiến cây bị vàng hoặc bị rữa lá và cách khắc phục.

Trân châu ngọc trai bị rữa và vàng lá

Các vấn đề có thể xảy ra:

Thiếu dinh dưỡng

Việc thiếu dưỡng có thể làm ảnh hưởng đến trân châu ngọc trai cũng như các loại cây thủy sinh khác trong bể. Có thể do bộ nền của bạn đã sử dụng lâu hoặc do bạn thay quá nhiều nước trong bể. Từ đó dẫn đến tình trạng nước quá sạch, không có dinh dưỡng hoặc khoáng để cây sử dụng.

Cây có thể lấy dinh dưỡng từ nền hoặc từ thức ăn thừa/ phân cá. Trong trường hợp bộ nền đã cạn dưỡng thì bạn hãy sử dụng thêm phân nước để châm vào bể. Bạn lưu ý là chỉ nên châm với liều lượng như nhà sản xuất khuyên dùng. Nếu dùng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng rêu hại phát triển không thể kiểm soát.

Thiếu ánh sáng

Trân châu ngọc trai là loài cây cần ánh sáng trung bình – cao. Do đó nếu bạn chiếu sáng ít thì cây sẽ không thể quang hợp được, dẫn tới tình trạng lá cây bị vàng và mọc cao. Khi trân châu ngọc trai mọc dày lên thì các lá cây phía dưới sẽ bị che sáng, có thế vàng dần và bị chết. Đó cũng là lý do bạn cần phải tỉa cây thường xuyên.

Bạn nên sử dụng các loại đèn thủy sinh chất lượng tốt để có thể cung cấp cho cây ánh sáng đúng để có thể phát triển tốt. Các loại đèn thủy sinh chất lượng kém hoặc đèn led bình thường sẽ không thể tạo được ánh sáng với quang phổ phù hợp nhất cho cây thủy sinh. Hơn hết nữa, với ánh sáng tốt cây cũng sẽ nhìn đẹp với màu xanh mát hơn.

Do cây đang làm quen với nước bể

Nếu bạn mua trân châu ngọc trai tại cửa hàng về và mới trồng cây vào trong bể cây có thể sẽ bị vàng lá. Lý do bởi cây đang trong quá trình thích nghi với nước và bắt đầu mọc lá nước để thay thế cho lá cạn cũ

Thiếu CO2

Trân châu ngọc trai bị rữa và vàng lá

Trân châu ngọc trai tuy không khó chăm sóc và cần CO2 nhiều như các loại cây trải nền khác. Tuy nhiên, CO2 góp phần lớn trong việc thúc cây lớn nhanh và bò mạnh. Nếu không có CO2 thì cây sẽ mọc thưa thớt hơn và lá cũng có thể bị vàng.

Nếu bạn không sử dụng bình CO2 thì đây có thể là nguyên nhân chính khiến cho trân châu ngọc trai bị vàng hoặc rữa lá.

Nếu bạn có bể cá bé thì và muốn giữ cho bể cá đơn giản nhất có thể bạn có thể cân nhắc sử dụng những bộ chế CO2.

Mức độ nitrate quá cao

Cây có thể lấy được dinh dưỡng từ thức ăn thừa và phân cá. Khi bạn cho cá ăn, thức ăn thừa hoặc phân cá sẽ đọng bên dưới đáy bể và tạo ammonia. Các loại vi sinh có lợi sẽ giúp xử lý và chuyển hóa ammonia thành nitrite và rồi thành nitrate.

Thiếu nitrate có thể khiến cho cây bị vàng lá bởi đó là nguồn Nitơ để cho cây phát triển. Tuy nhiên,  có quá nhiều nitrate trong bể cũng khiến cho trân châu ngọc trai bị rữa lá. Để xử lý trường hợp này thì bạn cần phải chăm thay nước hơn và sử dụng bộ lọc có vật liệu lọc đầy đủ.

Cách chăm sóc cho trân châu ngọc trai

Trân châu ngọc trai khi được cung cấp ánh sáng, dinh dưỡng, CO2 và nước sạch đầy đủ sẽ phát triển rất nhanh. Thông thường cây cần 4-8 tuần để lan ra khắp bể của bạn tùy vào mật độ trồng ban đầu.

Sau đó bạn sẽ phải cần cắt tỉa cây thường xuyên (2 tuần một lần) để tránh lá cây phía dưới bị chết. Cắt tỉa cũng giúp thảm cây giữ được hình dáng đẹp và không bị mọc lộn xộn khắp nơi.

Bạn cần phải sở hữu một cái kéo tỉa cây thủy sinh chuyên dụng. Kéo tỉa là loại kéo dài, có lưỡi cong để có thể giúp bạn dễ cắt tỉa cây theo chiều ngang hơn. Khi đó bạn cần tỉa phần cây bên trên, giữ lại một vài cm cây phía bên dưới.

Sau khi cắt tỉa xong thì vụn cây sẽ nổi lên trên mặt bể. Việc tiếp theo bạn cần làm là vớt hết vụn cây ra để tránh việc cây chết nằm trong bể và sản sinh ammonia.

Rium.VN
Trang Thông Tin Uy Tín Về Thú Cưng, Thủy Sinh Và Cá Cảnh

Tham gia hội nhóm trên Zalo

Kênh thú cưng
Hội nuôi tép lạnh

Đánh giá

175 lượt xem | 0 bình luận